Ẩm thực tại Việt Nam Cá trác đuôi dài

Tại Việt Nam loài cá biển này chủ yếu được dùng làm thực phẩm chủ yếu ở dạng cá tươi. Đây là một loại đặc sản của Miền Trung Việt Nam[4]. Đôi khi, do tên gọi "cá bã trầu" của nó mà người ta nhầm lẫn nó với một loài cá khác là cá nhỏ chỉ dài 4–7 cm, sống trong môi trường nước ngọt, với tên gọi chính thức là cá bãi trầu, chủ yếu chỉ được nuôi làm cá cảnh.

Thịt cá dai, ít mùi tanh, lớp da có cảm giác nhám. Đối với những con cá bã trầu lớn có màu đỏ toàn thân, nặng khoảng từ 150 - 200 gam trở lên, đầu và thân dẹp, miệng rộng, thịt thơm, ngọt. Người ta hay chọn mang cá màu đỏ hồng, cỡ 200 gam/con trở lên, cá lớn thịt mới ngon.[5][6][6]

Đây là loại cá dùng nấu bánh canh, một món dân dã thường dùng trong gia đình và phần lớn để chiêu đãi những người thân quen từ xa đến ngoài ra, cá bã trầu thường được những bà nội trợ mua về nấu nồi canh chua giải nhiệt cho cả nhà hay nướng trên bếp than. Cá bã trầu tươi dong, mua về chỉ cần lấy mang cá bỏ đi, rửa sạch, để ráo rồi xẻ dọc một bên men theo đường xương cá, xẻ sao cho phía bên kia vẫn liền để gia vị không bị chảy ra sau đó đem nướng[4].

Khi nấu bánh canh, người ta chọn những con cá còn tươi, sau khi làm sạch, cho cá vào nồi nước sôi luộc, cá chín vớt ra bóc hết lớp da bên ngoài bỏ đi, chỉ lấy phần thịt. Ướp thịt cá với hành tím bột ngọt, nước mắm, tiêu bột sau đó phi dầu nóng cho cá vào tao đều. Một điểm đặc biệt khi nấu bánh canh cá bã trầu là không nên đổ nước luộc cá đi mà dùng để nấu nước lèo sẽ có vị rất ngọt. Sau khi thịt cá đã săn và thấm gia vị, đổ nước luộc cá vào, đun sôi lên[5].

Cà bã trầu thân thuộc với người dân cho nên có câu vè:

Chim chìa vôi bay ngang đám thuốcCon cá bã trầu lội tuốt mương cau

Và có hẳn mô tả nhận dạng của cá bã trầu:

Đỏ màu bó xác là cá bã trầu